Tổng hợp bài tập chia thừa kế (có đáp án)

Tổng hợp bài tập chia thừa kế (có đáp án) thường gặp trong các đề thi môn Luật dân sự để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập.

1. Các bước làm bài tập chia thừa kế

Các bước làm bài chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

Bước 1: Xác định di sản thừa kế;

Bước 2: Chia thừa kế theo di chúc;

Bước 3: Chia thừa kế theo pháp luật;

Bước 4: Tính 2/3 của suất thừa kế cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015).

Lưu ý: Trước khi tham khảo các bài tập tình huống dưới đây, các bạn nên đọc qua bài viết: Cách làm bài tập chia thừa kế và một số tình huống áp dụng để nắm rõ nguyên tắc áp dụng.

2. Tổng hợp bài tập chia thừa kế thường gặp

Tình huống 1

Người cha mất để lại di chúc ủy quyền nhờ cơ quan pháp chứng phân chia tài sản. Người con và mẹ nghĩ rằng họ sẽ nhận được tài sản thì xuất hiện một đứa con riêng của người chồng và di chúc cũng phân chia tài sản cho người con.

Hỏi: Nếu ông để lại di chúc cho người con riêng mà 2 người kia trước đó không biết này mà không để lại cho 2 mẹ con thì 2 mẹ con có quyền được hưởng không (người con không được nhận này đã trên 18 tuổi)

Hỏi thêm: Người con riêng này có ngang hàng với 2 mẹ con khi chia di sản không?

Đáp án tham khảo:

Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Vì vậy nếu người cha mất thì:

– Người vợ vẫn được hưởng một suất thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

– Người con đã thành niên chỉ được hưởng nếu không còn khả năng lao động, các trường hợp khác thì không được hưởng.

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì người con riêng có quyền đứng ngang hàng thừa kế đối với việc phân chia di sản của người cha để lại.

Tình huống 2

Ông Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1947 và có 03 con là anh Hải, anh Dũng, chị Ngân. Chị Ngân kết hôn với anh Hiếu và có con chung là Hạnh. Năm 2018, Ông Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháu ngoại được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung của ông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết và để lại toàn bộ di sản cho con của bà Ba và người em ruột của chồng tên là Lương. Năm 2019, anh Dũng chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Hải. Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việc phân chia di sản.

Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Ba và ông Khải không còn người thân thích nào khác, anh Hải có lập văn từ chối hưởng di sản của anh Dũng theo đúng quy định của pháp luật, tài sản chung của ông Khải và bà Ba cho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2 tỷ, sau khi ông Khải chết, bà Ba còn tạo lập một căn nhà trị giá 300 triệu.

Đáp án tham khảo:

Khi ông Khải chết:

* Xác định di sản thừa kế:

Di sản thừa kế của ông Khải: 1.2 tỷ/2 = 600 triệu

* Chia thừa kế theo pháp luật:

Khi ông Khải chết đã di chúc lại toàn bộ tài sản của mình trong khối tài sản chung của 2 ông bà cho con gái (Ngân) và cháu ngoại (Hạnh)

Ngân = Hạnh = 600 triệu/2 = 300 triệu

* Tính 2/3 của một suất thừa kế cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

Bà Ba là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, sẽ được hưởng bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, cụ thể:

Bà Ba = 600 triệu/4 x 2/3 = 100 triệu

=> Như vậy, bà Ba phải được thừa kế 100 triệu (2/3 của một suất thừa kế của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc), trong khi đó nếu chia thừa kế theo di chúc thì bà Ba không được.

Áp dụng nguyên tắc rút bù, ta được:

  1. Bà Ba = 100 triệu
  2. Ngân = Hạnh = 250 triệu

Khi bà Ba chết:

* Xác định di sản thừa kế:

Vậy, sau khi thực hiện di chúc của ông Khải, số tiền còn lại thuộc tài sản của bà Ba là 600 triệu + 300 triệu + 100 triệu = 1 tỷ.

* Chia thừa kế theo di chúc:

Bà Ba chết để lại tài sản cho các con và người em ruột của chồng là Lương.

Hải = Dũng = Ngân = Lương = 1 tỷ/4 = 250 triệu

Khi anh Dũng chết:

Anh Dũng thừa kế từ bà Ba 250 triệu, sau khi anh chết, di chúc toàn bộ tài sản này cho anh Hải, vậy anh Hải được hưởng thêm số tài sản này. Do anh Hải từ chối hưởng di sản của anh Dũng, nên 250 triệu này sẽ được chia tiếp theo pháp luật, theo hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Ngân, vợ con anh Hải (nếu có)

Tình huống 3

Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con X và Y. D có chồng là N có một con là K. Di sản của A là 900 triệu. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt sau:

1. C chết trước A, A di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho X.

2. C chết trước A. D chết sau A (chưa kịp nhận di sản)

3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản

Đáp án tham khảo:

* Xác định di sản thừa kế:

Di sản ông A để lại là 900 triệu.

* Chia thừa kế:

Trường hợp 1: C chết trước A, A di chúc để lại toàn bộ di sản cho X

A làm di chúc để lại toàn bộ di sản cho X. Tuy nhiên, bà B (vợ ông A) là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015). Theo đó, bà B phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.

B = 900 triệu/3 x 2/3 = 200 triệu

Theo đó, bà B sẽ được hưởng 200 triệu và phần còn lại sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc (X được hưởng thừa kế của ông A là 700 triệu).

Trường hợp 2. C chết trước A, D chết sau A, A chết không để lại di chúc:

A chết không để lại di chúc thì di sản của A sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B, D, C là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A (Điều 651 BLDS 2015) nên mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau là 300 triệu.

Do C chết trước A nên con của C là X và Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C (theo Điều 652 BLDS 2015).

B = D = (X + Y) = 900 triệu/3 = 300 triệu

D chết sau A, thì di sản D để lại sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B, anh N, K sẽ được chia theo pháp luật mỗi người một phần bằng nhau.

B = N = K = 300 triệu/3 = 100 triệu

Trường hợp 3: A chết cùng thời điểm với C, A di chúc để lại cho K 1/2 di sản

Ông A chết cùng thời điểm với anh C nên ông A sẽ không được hưởng thừa kế từ di sản của anh C để lại (theo Điều 619 BLDS 2015).

* Chia thừa kế theo di chúc:

Ông A chết để lại di chúc cho K hưởng 1/2 di sản của ông. Theo đó, K được thừa kế 450 triệu của ông A.

* Chia thừa kế theo pháp luật:

Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc (450 triệu) được chia theo pháp luật. Những người thừa kế bao gồm: B, C và D. Anh C đã chết nên con anh C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần của anh C.

B = (X + Y) = D = 450 triệu/3 = 150 triệu

* Tính 2/3 của một suất thừa kế cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

B là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, sẽ được hưởng bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, cụ thể:

B = 900 triệu/3 x 2/3 = 200 triệu

=> Như vậy, B phải được thừa kế 200 triệu (2/3 của một suất thừa kế của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc), trong khi đó nếu chia thừa kế thì B chỉ được 150 triệu (thiếu 50 triệu).

Áp dụng nguyên tắc rút bù, ta được:

  1. B = 200 triệu
  2. (X + Y) = D = 150 triệu
  3. K = 400 triệu

Tình huống 4

Năm 1950, Ông A kết hôn với bà B. Ông bà sinh được 2 người con gái là chị X (1953) và chị Y (1954). Sau một thời gian chung sống, giữa Ông A và bà B phát sinh mâu thuẫn, năm 1959 Ông A chung sống như vợ chồng với bà C. A và C sinh được anh T (1960) và chị Q (1963). Tháng 8/1979, X kết hôn với K, anh chị sinh được 2 con là M và N (1979, sinh đôi). Năm 1990, trên đường về quê chị X bị tai nạn chết. Năm 1993, Ông A mắc bệnh hiểm nghèo & đã qua đời. Trước khi chết, Ông A có để lại bản di chúc với nội dung cho anh T thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông A để lại. không đồng ý với bản di chúc đó, chị Y đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố mình. Qua điều tra tòa án xác định khối tài sản của Ông A và bà B là 500 triệu đồng. Hãy xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởng di sản thừa kế của chị X và Ông A?

Đáp án tham khảo:

Theo dữ kiện bài ta thấy năm 1959 ông A chung sống như vợ, chống với bà C thì việc này pháp luật vẫn thừa nhận ông A và bà C là vợ chồng hợp pháp.

Năm 1990, chị X chết nhưng đề bài không nói tài sản của chị X là bao nhiêu nên ta xem bằng 0.

Năm 1993 ông A mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh T.

Tài sản của ông A và bà B có được là 500 triệu

Tài sản của ông A và bà C đề bài không nêu nên ta xem như bằng 0.

Di sản của ông A là 500/2 = 250 triệu.

250 triệu chính là giá trị tài sản mà ông A có quyền định đoạt.

Tài sản của anh T được hưởng là 250. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì những người sau đây được hưởng thừa kế gồm bà B và bà C mỗi người được hưởng 2/3 giá trị của một suất chia theo pháp luật.

Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, bà C, anh T, Q, X, Y: 250/6 = 41,6 triệu.

Như vậy

  1. Bà B = bà C = 2/3 (250/6) = 27,7 triệu.
  2. Tài sản của anh T còn lại là 250 – (27,7×2) = 194,6 triệu.

Các trường hợp còn lại không được hưởng vì X đã mất, Y, Q đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi.

Tình huống 5

Ông A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để lại 2 con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ông bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi chết Ông A lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết đứa con trai út của Ông bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai út này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A?

Đáp án tham khảo:

Theo đề bài ta thì tài sản chung của ông A và bà B là 300 triệu.

Di sản của ông A là 300/2 = 150 triệu.

Ông A để lại cho bà B 100 triệu.

Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150 – 100 = 50 triệu.

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người con; do anh con cả mất nên theo Điều 652 BLDS 2015 thì 02 con của anh cả sẽ được hưởng thừa kế kế vị.

Mỗi người được hưởng là 50/6 = 8,33

Mỗi người con của anh cả là 8,33/2 = 4,165.

Xem thêm tại: Tổng hợp bài tập chia thừa kế (có đáp án) – LawFirm.Vn

Có thể bạn quan tâm

Tranh Phong Thủy Là Gì? 5 Cách Chọn Tranh Hút Tài Lộc, May Mắn Và Bình An

Trong cuộc sống hiện đại, việc bài trí không gian sống không chỉ dừng lại...

Chuyên cho vay tiền trả góp ở Huyện Trảng Bom và Huyện Vĩnh Cửu – 0363846860

🎉 VAY TIỀN GÓP – “CỨU TINH” SIÊU ĐỈNH CHO DÂN TRẢNG BOM & VĨNH...

Love Problem Solution: Specialist Guidance to Reignite the Glow in Your Collaboration

Are you facing difficulties in your love life? Having problem with misunderstandings, separations, or a...

Tranh Canvas là gì? Lý do ngày càng nhiều người chọn loại tranh này để trang trí nội thất

Tranh canvas là gì? Tranh canvas là một loại tranh được in hoặc vẽ trên...

Modbus Gateway là gì

Modbus Gateway là gì? Bộ chuyển đổi giao thức Modbus RTU/ASCII sang Modbus TCP Tính...

Tour Cù Lao Chàm Hàng Ngày Khởi Hành Từ Đà Nẵng, Hội An, Cửa Đại – Khám Phá Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới

Bạn đang tìm kiếm một điểm đến vừa mát mẻ, hoang sơ vừa dễ đi...

Bổ túc tay lái xe tự động cho Việt kiều Autralia

Bổ túc tay lái xe tự động cho việt kiều Australia là một trong những...

Tổng hợp bài tập chia thừa kế (có đáp án)

Tổng hợp bài tập chia thừa kế (có đáp án) thường gặp trong các đề...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *